Friday, April 5, 2024

So sánh công nghệ laser fiber và laser co2

 Bạn đang tìm hiểu về máy cắt laser, bạn nhận thấy có 2 loại laser thông dụng hiện nay: Laser FiberLaser Co2. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa hiểu rõ về ưu và nhược điểm của hai loại laser này. Bài viết này của EMCgroup sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 công nghệ: Laser Fiber và Laser Co2.

Bắt đầu thôi nào!

Laser Fiber là gì?

Laser Fiber là một loại tia laser biến thể từ loại laser rắn ( Laser có 4 loại laser rắn, lỏng, khí và bán dẫn). Laser Fiber hình thành từ sợi cáp quang trộn với các nguyên tố đất hiếm như: ytterbium, erbium, dysprosium, neodymium... Được hình thành từ sợi cáp quang trộn, nên Laser Fiber thường được gọi với cái tên khác là laser sợi quang.

Khi có ánh sáng kích thích từ các diode laser các nguyên tố đất hiếm sẽ phát ra tia laser ngay trong sợi cáp quang và được dẫn thẳng đến đầu cắt laser mà không cần qua các gương phản xạ.

Công nghệ Laser Fiber được sử dụng cho công việc gia công kim loại tấm, với độ chính xác cao. Công nghệ này được ứng dụng rộng rãi trên thế giới từ nhưng năm 61, nhưng mãi đến những năm gần đây thì nó mới được ứng dụng nhiều tịa Việt Nam. Công nghệ Fiber Laser ngày càng được ứng dụng rộng rãi và dần thay thế cho công nghệ cũ Laser Co2.

Hiện nay cả 2 công nghệ cắt laser này được ứng dụng trong ngành gia công cơ khí rất nhiều với các mẫu máy khắc, máy cắt laser. Đây cũng là phương pháp cắt, gia công kim loại tiên tiến nhất hiện nay, đặc biệt là công nghệ Laser Fiber.

Laser Fiber là gì


So sánh công nghệ Laser Fiber và Laser Co2.

Cả 2 phương pháp gia công này đều được sử dụng rất nhiều, nhưng có một phương pháp hiện nay đang nổi bật hơn rất nhiều bởi các ưu điểm của nó. Cùng tìm hiểu xem đó là công nghệ nào nhé.

Công nghệ Laser Fiber.

Giải thích một cách đơn giản, thì Laser Fiber được tạo ra từ các diode. Tia sáng được tạo ra, đi qua sợi cáp quang và được khuếch đại, cuối cùng nó được hội tụ thông qua một loạt thấu kính tại bề mặt vật liệu. Tia Laser sợi quang sau khi được khuếch đại mang năng lượng cực lớn làm nóng chảy vật liệu. Kết hợp với luồng khí bổ sung tạo ra các mạch cắt mịn với tốc độ cực nhanh.

Ưu điểm của Laser Fiber.

  • Máy cắt Fiber Laser có tốc độ cắt cực cao mà vẫn đảm bảo được độ chính xác cảu vật liệu.
  • Đường kính của tia laser fiber vô cùng nhỏ, cho phép cắt được các chi tiết nhỏ.
  • Sử dụng sợi quang quang để khuếch đại tia sáng, giúp loại bỏ gương phản xạ như trên Laser Co2.
  • Công nghệ laser sợi quang giúp tiết kiệm chi phí và điện năng, chỉ bằng 1/3 so với Laser Co2.
  • Đối với cùng công suất nguồn khi cắt kim loại mỏng, laser sợi quang sẽ cắt được tốc độ cao hơn.
  • Đặc biệt, laser sợi quang có khả năng cắt tốt các vật liệu phản quang mà không lo tia sáng bị phản xạ ngược lại làm hỏng đầu cắt như nhôm, đồng, inox,…
  • Cắt được tất cả các vật liệu bằng kim loại
  • Chi phí vận hành rẻ.
  • Độ ổn định cao.

Nhược điểm của laser sợi quang.

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao.
  • Nguồn công suất cao cần có hệ thống làm mát hoặc phòng lạnh.

Công nghệ Laser Co2.

Laser Co2 là loại tia laser khí xuất hiện sớm nhất vào năm 1964. Laser co2 được ứng dụng nhiều trong thẩm mỹ và gia công cơ khí.

Máy cắt Laser Co2 hoạt động dựa vào tác động của khí CO2 được kích thích điện cung cấp những nguồn sáng chất lượng với năng suất cao.

Ưu điểm của Laser Co2:

  • Đối với kim loại dày mà cùng công suất nguồn thì công nghệ Laser Co2 sẽ cắt nhanh hơn so với Laser Fiber.
  • Cắt được đa dạng vật liệu.
  • Chi phí đầu tư thấp.

Nhược điểm của Laser Co2

  • Chỉ cắt được một số loại vật liệu bằng kim loại.
  • Chi phí vận hành cao.
  • Độ ổn định thấp.
  • Cắt các vật liệu phản quang cực kém.
  • Tốc độ cắt khá chậm khi cắt kim loại mỏng so với Laser Fiber.

Nói về Laser sợi quang và Laser Co2 thì đây là 2 công nghệ cắt laser đều có ưu thế riêng. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà mỗi người có đánh giá riêng về 2 công nghệ này. Tuy nhiên, hiện nay trong ngành gia công cơ khí, công nghệ Laser Fiber được sủ dụng rất nhiều nhờ các ưu thế về tốc độ cắt, độ chính xác và năng suất làm việc.

Kết Luận.

Hiện nay máy cnc được sử dụng nhiều vào công việc gia công như máy tiện cnc, máy phay cnc và cả máy cắt cnc. Chính vì vậy mà công nghệ laser sợi quang cũng được ứng dụng trong các ngành gia công cnc rất nhiều. Minh chứng là một vài năm trở lại đây rất nhiều khách hàng đã liên hệ và đầu tư máy cắt laser tại EMC.

 Nguồn: https://maycatcnc.net/laser-fiber-la-gi/

No comments:

Post a Comment